Thước Lỗ Ban trong phong thủy nhà cửa

Thứ 3, 22/10/2019 | 14:39
1.192

Thước Lỗ Ban trong phong thủy nhà cửa không xa lạ gì đối với những thầy phong thủy và người làm kiến trúc, nhưng những người bắt đầu tìm hiểu thì khá lúng túng với cụm từ “Thước Lỗ ban” đúng không ạ? Đối với thi công nhà cửa, việc đo đạt kích thước sao cho chuẩn phong thủy rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến cung mệnh. Nếu bạn đang tìm hiểu các kiến thức để chuẩn bị xây nhà thì không thể bỏ qua bài viết Thước lỗ ban trong phong thủy nhà cửa để có một căn nhà hợp phong thủy đâu ạ.

 

Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một cách ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu nhất có thể. Hãy theo dõi nghiêm túc nhé!

 

1. Thước lỗ ban là gì?

 

Người phương Đông thường rất trọng tín ngưỡng, bất kỳ việc gì đều “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” vì vậy phải luôn cẩn trọng, soi xét thật kỹ trước khi bắt tay vào làm. Nhất là những chuyện lớn như cưới xin, mua bán đất đai, xây nhà,... Đặc biệt trong xây dựng nhà cửa, để có một căn nhà đẹp hoàn chỉnh cả về thiết kế lẫn phong thủy thì không thể thiếu Thước Lỗ Ban.

 

Vậy, Thước Lỗ Ban là gì?

 

Để hiểu hơn về loại dụng cụ đo kích thước trong phong thủy này, thì bạn nên biết về nguồn gốc của nó.

Lỗ Ban là … ?

Lỗ Ban chính là một người thợ mộc lừng danh ở Trung Hoa thời cổ đại. Theo tương truyền, Lỗ Ban được coi là ông tổ của nghề mộc và chế tạo ra những công cụ trong xây dựng như cưa, đục,... Ông góp mặt vào nhiều kiến trúc lớn ở Trung Hoa vì vậy ông còn am hiểu sâu về phong thủy trong kiến trúc nhà cửa.

 

Vậy bạn đã hiểu qua về cụm từ Lỗ Ban chưa?

thước lỗ ban

Lỗ Ban là ai? Lỗ Ban là người sáng chế ra thước Lỗ Ban nổi tiếng trong kiến trúc xây dựng.

 

1. 1 Đặc điểm của Thước Lỗ Ban

 

  • Thước Lỗ Ban có công dụng đánh dấu các mốc, đo đạc để chọn ra kích thước đẹp và tránh kích thước xấu trong xây dựng nhà cửa.

  • Kích thước nguyên thủy của vật dụng này chỉ là một đoạn dài 42,9cm. Vì kích thước nhỏ nên ông Lỗ Ban đã dần cải tạo và ngày nay được nâng cấp thành các loại thước với các độ dài khác nhau để thuận tiện hơn cho việc đo đạc.

 

1.2 Cấu tạo của Thước Lỗ Ban

 

Mặt thước hiển thị ra 4 hàng, trong đó:

-Hàng 1 và 4: chỉ kích thước tính theo cm

-Hàng 2 và 3: hiển thị dãy chữ chia làm từng khoảng để phân định các cung tốt và cung xấu.

Cấu tạo thước lỗ ban.

Cấu tạo thước lỗ ban.

 

kích thước Lỗ Ban

Khi thước Lỗ Ban được dịch sang Tiếng Việt thì có nghĩa là “Hai đen thì bỏ, hai đỏ thì dùng” tức là phần chữ bên trên và bên dưới có màu đen là xấu và ngược lại có màu đỏ là tốt.

 

kích thước là 52cm

Ví dụ như kích thước là 52cm gồm bên trên là Lao Chấp, bên dưới là Quan Qủy mang màu đen nên mang ý nghĩa cực xấu => Không nên chọn kích thước này.

 

kích thước đo được là 48

Ví dụ kích thước đo được là 48 gồm bên trên là Nghinh Phúc, bên dưới là Hỷ Sự mang màu đỏ nên có ý nghĩa tốt => Nên chọn kích thước này.

 

1.3 Các loại thước Lỗ Ban

 

Trên thị trường gồm có 3 loại thước Lỗ Ban nhằm đo các vị trí khác nhau trong một căn nhà.

Thước Lỗ Ban 52.2cm

  • Công dụng: dùng để đo khoảng thông thủy như cửa chính, cửa sổ, ô thoáng, chiều cao tầng nhà

Các loại thước Lỗ Ban

 

1.4 Thước Lỗ Ban 42.9cm

 

  • Công dụng: dùng để đo các khối xây dựng như khu vực kệ bếp, bệ, bậc

Thước Lỗ Ban 42.9cm

 

1.5 Thước Lỗ Ban 38.8cm

 

  • Công dụng: dùng để đo đồ nội thất như tủ, bàn thờ, mộ phần

Thước Lỗ Ban 38.8cm

 

Nguyên tắc đo

 

  • Đo cửa: Đo khung cửa, không phải đo cánh cửa.

  • Đo chiều cao tầng: Đo từ mặt cốt sàn dưới đến mặt cốt sàn trên ( bao gồm cả lớp lát sàn)

  • Đo nội thất: Đo kích thước phù bì dày, rộng, dài, cao hoặc đường kính của đồ vật.

 

2. Các mẫu thước Lỗ Ban

 

2.1 Thước Lỗ Ban cửa

 

Thước Lỗ Ban dùng để đo cửa là loại thước 52.2cm đo khoảng thông thủy được phổ biến từ ngày xưa đến hiện tại.

 

-  Thước Lỗ Ban cửa chính

 

Mỗi loại cửa sẽ có những kích thước Lỗ Ban khác nhau, trong bảng kích thước theo tiêu chuẩn phong thủy dưới đây, chúng tôi chưa tính khuôn cửa gỗ. Thông thường khuôn cửa sẽ có độ dày là 4.5cm - 6cm mỗi bên nên sau khi đo chiều cao chiều rộng của khung cửa nhớ cộng cả phần khuôn nhé.

 

Kích thước cửa đi 1 cánh theo quy chuẩn của thước Lỗ Ban

Kích thước cửa đi 1 cánh theo quy chuẩn của thước Lỗ Ban

 

2.2 Một số trường hợp đặc biệt khi đo kích thước của 1 cánh theo thước Lỗ Ban

  • Cửa nhỏ hơn 81cm  

Có thể dùng kích thước 69cm ( chưa tính khuôn ) vì tuy có không tốt với thước Lỗ Ban 52cm nhưng lại tốt với 2 thước còn lại.

  • Cửa lớn hơn 81cm

Có thể dùng kích thước 106cm được xê dịch trong khoảng 105.5~109cm ( chưa tính khuôn)

  • Cửa thấp hơn  212cm

Có thể dùng kích thước 198cm được xê dịch trong khoảng 191.5~198cm ( chưa tính khuôn)

  • Cửa cao hơn 212cm

Có thể dùng kích thước 215 cm được xê dịch trong khoảng 215~218cm hoặc 231~237.5cm ( chưa tính khuôn)

 

Kích thước cửa đi 2 cánh theo quy chuẩn của thước Lỗ Ban

 Kích thước cửa đi 2 cánh

 Kích thước cửa đi 2 cánh ( 1 cánh to và 1 cánh nhỏ) theo quy chuẩn của thước Lỗ Ban

 

Kích thước cửa đi 4 cánh theo quy chuẩn của thước Lỗ Ban

 

Kích thước cửa đi 4 cánh theo quy chuẩn của thước Lỗ Ban

 

Kích thước cửa đi 4 cánh

 

Kích thước cửa đi 4 cánh ( 2 cánh chính và 2 cánh phụ) theo quy chuẩn của thước Lỗ Ban

 

Kích thước cửa đi 4 cánh

 

Kích thước cửa đi 6 cánh theo quy chuẩn của thước Lỗ Ban

 

Kích thước cửa đi 6 cánh theo quy chuẩn của thước Lỗ Ban

 

Kích thước cửa đi 6 cánh (4 cánh chính và 2 cánh phụ) theo quy chuẩn của thước Lỗ Ban

 

Kích thước cửa đi 6 cánh

 

- Thước Lỗ Ban cửa sổ

 

Cửa sổ là nơi tiếp nhận ánh sáng để lan tỏa vào nhà giúp không gian trở nên gần gũi với thiên nhiên và thông thoáng hơn. Cửa sổ cũng có nhiều loại cánh theo số lượng nhưng tối đa thường là 4 cánh. 

Lưu ý khi bố trí cửa sổ

  • Số lượng cửa sổ trong một căn phòng không nên nhiều hơn 3 vì trong phong thủy “Cửa chính là tiếng nói của cha mẹ, cửa sổ là tiếng nói của các con”. Nếu cửa sổ nhiều thì con cái sẽ hay cãi lời cha mẹ.

  • Không nên chọn cửa sổ có 1 cánh bởi cửa sổ này được gọi là cửa sổ Bối Âm biểu hiện của sự nghèo hèn. Chỉ nên đặt ở những nơi tối như tầng hầm hay nhà kho.

  • Khoảng giữa sàn nhà đến mép dưới cửa sổ không nên lớn hơn 2.2m và nhỏ hơn 0.83m.

  • Tỷ lệ 1:7 là tỷ lệ tương ứng của cửa sổ với diện tích phòng tại các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

 

Kích thước đo cửa sổ theo thước Lỗ Ban 52.2cm chỉ tính phần khung ( chiều cao và chiều rộng), không tính phần khuôn cửa sổ. Các kích thước hợp phong thủy được đúc kết từ nhiều năm được liệt kê trong ảnh dưới đây.

 

Kích thước đo cửa sổ theo thước Lỗ Ban chuẩn phong thủy

Kích thước đo cửa sổ theo thước Lỗ Ban chuẩn phong thủy

 

2.2 Thước Lỗ Ban đo bàn thờ

 

Bàn thờ là đồ nội thất hay còn gọi là âm trạch nên sẽ dùng thước Lỗ Ban 38.8cm để đo kích thước. 

Kích thước cho bàn thờ treo tường theo thước Lỗ Ban

Chiều cao theo thước Lỗ Ban cho bàn thờ treo

Độ cao ở tầm thấp
  • 172cm (Đại Cát) – 173cm (Tài Vượng) – 176cm (Phú Quý) – 1765cm (Tiến Bảo)

Độ cao ở tầm trung
  • 193cm (Tài) – 1935cm (Tiến Bảo) – 1975cm (Tài Vượng)

Độ cao ở tầm cao
  • 211cm (Đại Cát) – 212cm (Tài Vượng) – 215cm (Phú Quý) – 216cm (Tiến Bảo) – 2.17 (Tài Lộc)

Kích thước theo chiều sâu và chiều rộng theo thước Lỗ Ban

  • Sâu 480 mm (Hỷ Sự) x Rộng 810 mm (Tài Vượng)

  • Sâu 480 mm (Hỷ sự) x Rộng 880 mm (Tiến Bảo)

  • Sâu 495mm (Tài Vượng) x Rộng 950 mm (Tài Vượng)

  • Sâu 560 mm (Tài Vượng) x Rộng 950 mm (Tài Vượng)

  • Sâu 610 mm (Tài Lộc) x Rộng 1070mm (Quý Tử)

 

- Kích thước cho bàn thờ tủ đứng theo thước Lỗ Ban

 

Kích thước cho bàn thờ tủ đứng theo thước Lỗ Ban

Mẫu bàn thờ đứng theo chuẩn kích thước Lỗ Ban

 

Kích thước thường dùng cho bàn thờ tủ đứng là:

  • Chiều ngang (chiều dài): 127 cm ; 157 cm ; 175 cm , 197 cm , 217 cm …

  • Chiều sâu (chiều rộng): 61 cm ; 69 cm ; 81 cm , 97 cm , 107 cm, 117 cm …

  • Chiều cao: 117 cm ; 127 cm …

 

2.3 Thước Lỗ Ban đo bếp

 

Kích thước Lỗ Ban để đo bếp dùng loại 42.9cm dựa trên cơ sở nhân trắc học của người phụ nữ ngày xưa. Dưới đây là kích thước Lỗ Ban chuẩn phong thủy cho việc đo tủ bếp.

  • Chiều rộng bàn bếp khoảng 48-50cm hoặc 55-62cm.

  • Chiều cao tính từ mặt sàn đến mặt bàn bếp là 82-85cm.

  • Diện tích tiêu chuẩn cho khu vực bếp là 15m2-30m2. Diện tích này cần phải cân đối với diện tích của căn nhà.

  • Chiều cao tối đa của kệ bếp là 182 – 185,5 cm.

  • Mặt đáy của bếp so với sàn nhà là 154 cm.

Bếp kiểu bán đảo được đo theo tiêu chuẩn thước Lỗ Ban hợp phong thủy.

Bếp kiểu bán đảo được đo theo tiêu chuẩn thước Lỗ Ban hợp phong thủy.

 

Được đúc kết từ hàng ngàn đời nay, thước Lỗ Ban là vật dụng không thể thiếu trong thiết kế nhà cửa hợp phong thủy. Dù bạn có xoay nhà đúng hướng, xây nhà đúng thời điểm nhưng kích thước phạm phải cung xấu trong thước Lỗ Ban thì có thể gây tai họa cho gia chủ. 

 

Qua bài chia sẻ bên trên, Beto chúc bạn sẽ mau chóng sở hữu được căn nhà vừa đẹp vừa hợp phong thủy trong tương lai gần.

 
Mỹ An
tổng hợp

Chia sẻ trang này

Gọi ngay  (024)7300.2233
  • Để có căn hot, giá tốt
  • Giá chính xác từ chủ đầu tư cho từng căn
  • Được tư vấn lựa chọn các gói vay có lãi suất thấp nhất, thời gian vay dài nhất
Đừng bỏ lỡ những tin tức mới nhất
về các dự án mà bạn đang quan tâm
  • Cập nhật chính sách và tiến độ dự án
  • Bản vẽ mặt bằng căn hộ
  • Hợp đồng mẫu của chủ đầu tư
  • ... và nhiều tài liệu hữu ích khác
Bằng cách nhấn Hoàn tất đăng ký, bạn xác nhận đã đọc và đồng ý với Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân của chúng tôi!