Nguyên tắc thiết kế cầu thang cho nhà ống

Thứ 6, 25/10/2019 | 17:20
762

Cầu thang là bộ phận tạo nên sự ấn tượng của ngôi nhà. Với nhà ống bị hạn chế về chiều ngang, việc thiết kế và xây dựng cầu thang phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định để đảm bảo công năng sử dụng và tiết kiệm không gian, tạo ra sự hài hòa cho ngôi nhà. Beto gửi đến bạn đọc nguyên tắc thiết kế cầu thang cho nhà ống qua bài viết dưới đây. 

 

Cầu thang cho nhà ống

Cầu thang cho nhà ống


1. Các nguyên tắc cho cầu thang dành cho nhà ống

 

1.1 An toàn


Nguyên tắc này cần được đưa lên đầu tiên vì nó liên quan trực tiếp đến sự an toàn của các thành viên trong gia đình. Tính an toàn bao gồm kích thước, khoảng cách và độ cao của cầu thang và lan can.

 

thiết kế cầu thang cho phòng khách hợp phong thủy

Thiết kế cầu thang cho phòng khách hợp phong thủy

 

1.2 Tiết kiệm không gian


Tùy vào diện tích ngôi nhà để bạn lựa chọn kiểu cầu thang phù hợp nhằm giúp tiết kiệm không gian.

 

 Kiểu cầu thang phù hợp nhằm giúp tiết kiệm không gian

Lựa chọn kiểu cầu thang phù hợp nhằm giúp tiết kiệm không gian

 

1.3 Số bậc thang


Văn hóa người Á Đông coi trọng đời sống tâm linh, vì vậy khi thiết kế nhà ở các kiến trúc sư luôn để ý thiết kế cầu thang hợp phong thủy. Số bậc thang ở mỗi tầng cũng như tổng số bậc thang khi thiết kế nên rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”. 

 

Từ đó số bậc thang nên là bậc lẻ. Tổng số bậc thang được tính từ bậc thứ nhất tới điểm kết thúc nếu có chiếu nghỉ thì tính thêm 1 bậc. Tổng số bậc thang phải chi hết cho 4 ( và cộng thêm 1 hoặc 2 ). Thông thường cầu thang thường gồm 17,18 hoặc 21, 22 bậc.

 

Số bậc thang nên là số lẻ

Khi xây dựng, số bậc thang nên là số lẻ

 

1.4 Chiếu nghỉ


Chiếu nghỉ là nơi nghỉ chân tạm thời khi đi cầu thang, thường ở vị trí gấp khúc của cầu thang. Theo quy tắc chuẩn thì chiếu nghỉ không được phép nhỏ hơn chiều rộng của thân cầu thang, đồng thời phải hợp lý và thuận tiện cho việc đi lại.

 

Chiếu nghỉ thường được bố trí ở vị trí khoảng giữa của số bậc thang, thông thường là khoảng bậc 13 đến 15. Riêng với những ngôi nhà có diện tích nhỏ thì gia chủ có thể tùy ý đặt chiếu nghỉ sao cho phù hợp nhưng nên đặt ở bậc lẻ.

 

Chiếu nghỉ cầu thang được tận dụng làm nơi đọc sách đẹp mắt

 

Ngoài ra ở một số công trình như nhà phố có diện tích chiều ngang nhỏ hơn rất nhiều so với chiều sâu thì khi bố trí cầu thang nhà ống thường được kết hợp với giếng trời mang lại nhiều ánh sáng tự nhiên, gió, không khí, giúp cho không gian nhà thêm thông thoáng, sáng sủa.

 

2. Thiết kế cầu thang cho phòng khách cấm kị điều gì?

 

2.1. Cầu thang không nên xây bậc lên xuống hở


Cu thể, cầu thang cần phải được xây hoàn chỉnh và không được hở ở các bậc. Nếu không nguồn khí vượng sẽ dễ bị phân tán, chạy ngược theo dòng xuyên suốt lên các tầng trên. Mặt khách, việc cầu thang được xây kín sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ trong việc lên xuống hơn cầu thang hở.

 


 

2.2 Vị trí chân cầu thang cần phải tránh


Chân cầu thang không nên đặt ngay ở cửa ra vào hoặc cửa phòng ngủ. Theo phong thủy, việc đặt cầu thang ngay cửa ra vào hoặc cửa phòng ngủ sẽ dễ khiến gia chủ gặp điểm xui xẻo trong gia đình. Đặt chân cầu thang kết thúc ngay ở trước cửa phòng ngủ, thì những người ngủ trong phòng này thường hay gặp phải các vấn đề về tài chính và sức khỏe.

 

Tránh đặt cầu thang ngay cửa ra vào

Tránh đặt cầu thang ngay cửa ra vào


Trường hợp này bạn có thể hóa giải bằng cách giữ cho phần hành lang và cầu thang luông sạch sẽ và thông thoáng. Bạn cũng có thể treo một quả cầu bằng pha lê giữa cầu thang và cửa trước, hoặc lắp một tấm gương nhỏ ở mặt sau cánh cửa, đối diện với cầu thang để giúp cho vượng khí có thể đi lên các tầng trên của ngôi nhà.

 


2.3 Không nên thiết kế cầu thang theo kiểu cắt góc

 

Thiết kế cầu thang theo kiểu cắt góc có thể khiến cho các thành viên trong gia đình không có nhiều thành công trong cuộc sống. Cách thiết kế này sẽ càng xấu hơn khi cầu thang cắt góc nằm đối diện với cửa ra vào chính.
 

Tuy nhiên, nếu nhà bạn có cầu thang theo kiểu cắt góc, bạn có thể hóa giải bằng việc đặt một chậu cây cảnh nơi cắt góc cầu thang để hạn chế các góc cạnh và tạo nên đường cong mềm mại cho cầu thang.

 

2.4 Lựa chọn vị trí đặt cầu thang trong nhà


Vị trí cầu thang nên nằm ở vị trí bên phải hoặc bên trái của ngôi nhà. Tuyêt đối không xây cầu thang ở vị trí trung tâm của ngôi nhà bởi việc này gây nên sự bất tiện cho việc đi lại và không gian nhà trở lên hẹp hơn rất nhiều. Không những thế, nghiêm trọng hơn nó có thể khiến cho tình cảm của các thành viên trong gia đình rạn nứt hoặc ly tán, tài sản tiêu hao, bỏ lỡ những cơ hội lớn,… Thêm nữa, việc đặt cầu thang ở giữa nhà cũng sẽ ảnh hường rất nhiều tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

 

Vị trí đặt cầu thang

Vị trí đặt cầu thang nên nằm ở bên phải hoặc bên trái ngôi nhà


3. Thiết kế phòng khách có cầu thang thế nào cho hợp lý

 

Tùy thuộc vào diện tích của ngôi nhà lớn hay nhỏ mà chúng ta lựa chọn những kiểu cầu thang phù hợp để đảm bảo không gian của ngôi nhà được rộng rãi và thoái đãng. Để thiết kế cầu thang trong phòng khách hợp lý, việc lựa chọn hình dáng và chất liệu cầu thang rất quan trọng

 

3.1 Cầu thang cho nhà ống

 

  • Cầu thang thẳng: những thiết kế hình dáng đơn giản, thường được dùng khi bố trí cầu thang nhà ống loại tầng thấp. Những thiết kế cầu thang đơn giản và thanh mảnh mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho không gian nhà ở.

 

  • Cầu thang chữ L (đổi chiều 90°): Loại cầu thang có hình dáng đơn giản và tạo cảm giác chắc chắn. Điểm khác biệt của mẫu cầu thang này là đến 1 đoạn sẽ gập một góc 90 độ về một hướng để chuyển đến điểm mong muốn trên lầu.

 

  • Cầu thang đổi chiều 180°: Mẫu cầu thang này thuộc về cùng một “loại” của cầu thang thẳng và cầu thang hình L. Tuy nhiên điểm khác biệt đó là đến 1 mức độ cao nào đó thì nó sẽ gập 1 góc 180 độ ngược hướng đi lên phía trên. Cầu thang loại này tiết kiệm diện tích hơn so với loại cầu thang thẳng và rất thích hợp với phần góc của ngôi nhà hoặc dùng để ngăn cách giữa các khu vực.

 

  • Cầu thang uốn cong: giống như cầu thang chữ L nhưng mang chúng mang giá trị thẩm mĩ cao hơn.

 

  • Cầu thang xoắn ốc: loại cầu thang này rất tiết kiệm diện tích, chúng giữ cho không gian trong kiến trúc được thông thoáng và mang lại giá trị tạo hình cao.

 

 

3.2  Lựa chọn chất liệu cầu thang cho nhà ở


Tùy theo phong cách và sở thích của mỗi gia đình mà chúng ta sử dụng nhiều chất liệu cầu thang khác nhau như là: kính, gỗ, inox, sắt,…

Cầu thang gỗ: luôn là một lựa chọn lý tưởng bởi tính bền đẹp của nó. Cầu thang gỗ được sử dụng ở nhiều không gian khác nhau không bị lỗi thời. Những mẫu cầu thang gỗ rất được ưa chuộng trong những thiết kế cổ điển, hiện đại và sang trọng.

 

cầu thang gỗ

Những mẫu cầu thang gỗ rất được ưa chuộng trong những thiết kế cổ điển, hiện đại và sang trọng

 

Cầu thang kính cường lực: việc sử dụng kính trong suốt giúp cho không gian trở nên thông thoáng và rộng mở hơn. Kính cường lực chịu được lực khá tốt, tạo cái nhìn đẹp mắt và đảm bảo an toàn cho người sử duụng. Với kiểu thiết kế này giúp ngôi nhà của bạn tận dụng được ánh sáng tự nhiên lan tỏa đều trong phòng.

 

Chất liệu cầu thangTùy theo phong cách và sở thích của mỗi gia đình mà chúng ta sử dụng nhiều chất liệu cầu thang khác nhau

 

Cầu thang bằng kim loại: như là sắt, thép hay inox,… Vật liệu bằng kim loại thích hợp cho kiểu cầu thang xoắn ốc hoặc cầu thang có thanh tay vịn thẳng. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp thêm vật liệu bằng kính để làm tăng thêm vẻ sang trọng và hấp dẫn.

 

3.3 Tận dụng gầm cầu thang

 

Để có thể tận dụng được các khoảng không trong gầm cầu thang, hầu hết mọi gia chủ thường sử dụng để làm nơi chứa đồ, đặt kệ ti vi,… Tuy nhiên, bạn có thể biến không gian này thành một góc tiểu cảnh thú vị. Với sắp đặt một vài khóm hoa trên sàn sỏi sẽ tạo cho thiết kế nhà phố của bạn thêm phần sinh động và tràn đầy sức sống.

 

Gầm cầu thang được tận dụng

Gầm cầu thang được tận dụng làm giá sách

 


4. Các mẫu cầu thang đẹp cho phòng khách

 

Những nguyên tắc thiết kế cầu thang nhà ống đã được các kiến trúc sư vận dụng và tạo nên các thiết kế cầu thang thời thượng nhất. Beto xin được giới thiệu đến bạn các mẫu cầu thang nhà ống đón đầu xu hướng thiết kế nhà đẹp mà ai cũng mong muốn sở hữu.

 

Những mẫu cầu thang thẳng thanh mảnh mang lại cảm giác nhẹ nhàng và hài hòa cho không gian sinh hoạt của gia đình bạn, là một sự lựa chọn an toàn cho bất kỳ thiết kế nhà ống thấp tầng nào.

 

Cầu thang chữ L

Nhà ống nhiều tầng khá phù hợp với thiết kế cầu thang chữ L, tuy đơn giản nhưng vẫn tạo điểm nhấn, đặc biệt là tính chất chắc chắn và an toàn cho người sử dụng.

 

Có thiết kế gần giống như cầu thang chữ L, nhưng cầu thang uốn cong không gập góc 90 độ mà uốn lượn một cách khéo léo, mang tính thẩm mỹ khá cao, lại phù hợp thiết kế để tiết kiệm diện tích cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp như nhà ống.

 

Khánh An
tổng hợp

Chia sẻ trang này

Gọi ngay  (024)7300.2233
  • Để có căn hot, giá tốt
  • Giá chính xác từ chủ đầu tư cho từng căn
  • Được tư vấn lựa chọn các gói vay có lãi suất thấp nhất, thời gian vay dài nhất
Đừng bỏ lỡ những tin tức mới nhất
về các dự án mà bạn đang quan tâm
  • Cập nhật chính sách và tiến độ dự án
  • Bản vẽ mặt bằng căn hộ
  • Hợp đồng mẫu của chủ đầu tư
  • ... và nhiều tài liệu hữu ích khác
Bằng cách nhấn Hoàn tất đăng ký, bạn xác nhận đã đọc và đồng ý với Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân của chúng tôi!